Giám sát hoạt động và phát hiện xâm nhập trên Cloud

Ngày 05/04/2025 Views
Chia sẻ:

Một trong những yếu tố then chốt giúp đảm bảo an toàn hệ thống là giám sát hoạt độngphát hiện xâm nhập (Intrusion Detection) kịp thời để ngăn chặn các mối đe dọa trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tại sao cần giám sát hoạt động và phát hiện xâm nhập?

Không giống như hệ thống truyền thống được triển khai nội bộ (on-premise), hệ thống Cloud có tính phân tán cao, tài nguyên được chia sẻ và thường xuyên thay đổi theo nhu cầu sử dụng. Chính sự linh hoạt này cũng tạo ra nhiều lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn. Tin tặc có thể lợi dụng:

  • Cấu hình sai lệch (misconfigurations),

  • Mật khẩu yếu hoặc bị rò rỉ,

  • Giao diện API không được bảo vệ tốt,

  • Lỗ hổng phần mềm chưa được cập nhật.

Việc giám sát hoạt động liên tục giúp phát hiện sớm các hành vi bất thường, truy cập trái phép hoặc các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào dữ liệu và hạ tầng Cloud của tổ chức.

Tổng quan về hệ thống ngăn chặn xâm nhập IPS | WhiteHat.vn

Các phương pháp giám sát hoạt động trên Cloud

Thu thập và phân tích log:
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như AWS, Azure hay Google Cloud đều cung cấp công cụ ghi nhật ký (log) như AWS CloudTrail, Azure Monitor Logs,… để theo dõi mọi hoạt động truy cập, thay đổi cấu hình và sử dụng tài nguyên.

Giám sát hiệu suất và lưu lượng mạng:
Các công cụ như CloudWatch, Nagios, hoặc Datadog giúp theo dõi lưu lượng truy cập, CPU, bộ nhớ, băng thông, từ đó phát hiện các dấu hiệu tấn công như DDoS, brute-force hay truy cập trái phép.

Phân tích hành vi người dùng (UEBA – User and Entity Behavior Analytics):
Sử dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng mô hình hành vi bình thường của người dùng, từ đó dễ dàng phát hiện các hoạt động bất thường như đăng nhập từ vị trí lạ, truy cập tài nguyên không đúng vai trò,…

Hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS)

IDS (Intrusion Detection System):
Là hệ thống phát hiện các hành vi tấn công đã xảy ra hoặc đang xảy ra dựa trên phân tích lưu lượng mạng, log hệ thống và hành vi người dùng.

IPS (Intrusion Prevention System):
Không chỉ phát hiện, hệ thống IPS còn có khả năng tự động phản ứng bằng cách chặn lưu lượng độc hại, cách ly người dùng khả nghi hoặc gửi cảnh báo đến quản trị viên.

Các hệ thống này có thể được tích hợp trực tiếp trên Cloud hoặc triển khai thông qua các dịch vụ bên thứ ba như Palo Alto, Snort, Suricata, hay các nền tảng SIEM như Splunk, IBM QRadar.

IDS là gì? Kiến thức về hệ thống phát hiện xâm nhập | BKHOST

Thách thức và giải pháp

Thách thức:

  • Khối lượng log và dữ liệu quá lớn, khó phân tích theo cách thủ công.

  • Thiếu nhân lực bảo mật chuyên sâu về Cloud.

  • Môi trường Cloud thay đổi liên tục, gây khó khăn trong việc duy trì cấu hình bảo mật ổn định.

Giải pháp:

  • Tự động hóa giám sát: Kết hợp AI và ML để phân tích log, nhận diện mối đe dọa nhanh hơn.

  • Triển khai Zero Trust: Không tin tưởng bất kỳ thiết bị hay người dùng nào theo mặc định – mọi truy cập đều phải được xác minh.

  • Huấn luyện và nâng cao nhận thức: Đào tạo đội ngũ vận hành và phát triển hiểu rõ về bảo mật trên môi trường Cloud.

APAC là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong ngành quản lý và an ninh mạng, đã có kinh nghiệm lâu năm trong giới chuyên mới an ninh mạng trên toàn quốc. Liên hệ ngay: 0349.966.083

Chia sẻ: